Mặc dù tên là bánh hồng nhưng bánh không có màu hồng như mọi người nghĩ. Với bánh truyền thống thì bánh có màu trắng của bột nếp. Tấm bánh to, dày khoảng 2- 3cm, khi cắt lát để lộ ra phần ruột màu trắng đục, lỗ chỗ lỗ khí rỗng. Ngoài ra thì người dân Bình Định có thể đa dạng hóa loại bánh này với nhiều màu sắc khác nhau như màu hồng từ củ dền, màu xanh của lá dứa, màu gấc...
Bánh không quá ngọt, cắn một miếng bạn sẽ cảm nhận được độ mềm dẻo và mùi thơm đặc trưng của gạo nếp. Cùng với đó là vị ngọt thanh của đường, quyện với nhân dừa tươi giòn giòn, béo bùi kích thích vị giác. Tuy nhiên, nếu để ngoài không khí lâu, bánh hồng sẽ dần đanh lại, mất đi độ mềm dẻo ban đầu. Ngoài ra, vì có nhân dừa tươi, do đó thời gian bảo quản bánh hồng Bình Định chỉ được nhiều nhất là 5 ngày.
Khi thưởng thức bánh hồng Quy Nhơn bạn có thể cảm nhận được ngay hương vị thơm của nếp hòa quyện cùng độ giòn giòn, sần sật của dừa và ngọt nhẹ nhàng của đường. Bên cạnh đó độ kết dính của nếp như cũng như thể hiện tình cảm đôi lứa gắn kết keo son. Đó cũng là lý do bánh hồng Quy Nhơn thường xuất hiện trong những dịp cưới hỏi tại địa phương, với ý nghĩa tốt đẹp mong muốn một cuộc sống hôn nhân trăm năm hạnh phúc.
Thưởng thức bánh hồng thì không thể thiếu chén trà ngon. Vừa nhấp một ngụm trà vừa ăn miếng bánh cùng ngồi tâm sự chuyện đời cùng người thân, bạn bề thì còn gì phải nói, tám đến khi mới chán đây. Không chỉ vậy, bánh hồng còn trở thành món ăn tuyên truyền quảng bá cho văn hóa của cộng đồng, nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thích của du khách.
Bạn có thể mua bánh hồng tại các cơ sở đặc sản tại Quy Nhơn như Hương Biển, Tâm Trí,...
Dân dã, mộc mạc, thế nhưng bánh hồng Bình Định vẫn trở thành thức bánh đặc sản nổi tiếng xứ Nẫu. Có dịp đặt chân đến mảnh đất này, bạn nhớ tìm để thưởng thức và mua bánh hồng về làm quà cho người thân, bạn bè.