Rượu Bầu Đá là một trong những đặc sản trứ danh của Bình Định. Ghé thăm mảnh đất võ Bình Định, mà không nếm thử được mùi vị này thật là một điều nuối tiếc. Rượu Bầu Đá Bình Định có gì đặc sặc, cùng Halo khám phá ngay nhé.
Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung. Là nguồn nước để chưng cất rượu Bầu Đá. Bàu nước cổ này ngày nay (2010) đã cạn nước. Nguồn nước chủ yếu để ủ men, cất rượu bây giờ là từ những mạch nước giếng của làng.
Cổng Chào Làng Nghề Rượu Bầu Đá ( Ảnh ST)
Rượu Bầu Đá nổi tiếng là loại rượu có mùi vị thơm ngon đặc trưng. Nếu uống điều độ từ 1 đến 2 ly nhỏ mỗi ngày sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, trị được các chứng đau lưng, nhức mỏi, tốt cho hệ tiêu hóa, cơ thể khỏe mạnh và cường tráng hơn.
( Ảnh ST)
Đặc biệt, rượu này có nồng độ rất cao (từ 50 đến 54 độ) nhưng khi uống vào không hề có cảm giác nhức đầu như các loại rượu khác. Với hương vị thơm ngon, đậm đà rượu Bầu Đá được người dân trong và ngoài nước yêu thích, xem đó như là loại rượu ngon nhất của Việt Nam.
Không giống các loại rượu thông thường, quy trình chế biến rượu Bầu Đá Bình Định cực kỳ công phu và tỉ mỉ.
Nguyên liệu sử dụng để nấu rượu là gạo, nếp hoặc là đậu xanh. Men rượu không dùng các loại men bột Trung Quốc mà dùng men bánh được thủ công, công thức nấu rượu gia truyền (tỉ lệ men và cơm, thời gian nấu, …). Cho đến kỹ thuật thực hiện từ ủ khô, trộn nước, … hay sử dụng nồi nấu bằng đồng, nắp đậy phải bằng đất nung, cất rượu bằng ống tre, … Tất cả đều kỹ lưỡng và tỉ mỉ.
Một trong những nguyên liệu nấu Rượu (Ảnh ST)
Đặc biệt, nguồn nước để nấu rượu Bầu Đá phải lấy từ giếng nước trong làng. Nhưng phải là giếng đất nung, giếng đá ong chứ không lấy từ giếng bê tông hay xi măng.
Bước 1: Mỗi mẻ rượu sẽ cần khoảng 7kg gạo, nếp , đậu xanh, men rượu ( tùy theo loại rượu mà mình sẽ nấu). Mỗi mẻ rượu sẽ cho ra khoảng 4 lít rượu nguyên chất.
Bước 2: Gạo sẽ được đem đi nấu thành cơm, sau đó để nguội và đem đi trộn với men. Tiếp sau đó sẽ đem đi ủ khoảng 2-3 ngày trong chum đất hoặc là xô nhựa.
Bước 3: Sau 2-3 ngày bạn sẽ ngửi được mùi thơm nức từ men rượu. Lúc này đổ thêm 16 lít nước giếng trong vào, tiếp tục ủ 2 ngày.
Bước 4: Bước này vô cùng quan trọng. Cho cơm rượu vào nồi và đun liên tục 5 - 6 tiếng. Rượu Bầu Đá được chưng cất qua ống tre nối từ nồi nấu sang nồi ngưng tụ.
Quy trình sản xuất rượu (Ảnh ST)
Nấu rượu thì phải kiên nhẫn, đừng vội vàng. Bật lửa nhỏ riêu riêu để tinh chất từ gạo được chiết xuất hết.
Nếu ví cách uống rượu Bầu Đá là một nghệ thuật, thì người thưởng thức rượu đúng cách là một nghệ sĩ đấy nhé. Bởi theo tương truyền rằng. Rượu Bầu Đá ngày xưa là dùng để tiến vua, nên cách thưởng thức cũng sẽ đăc biệt hơn so với các loại rượu khác.
Cách rót Rượu đúng chuẩn xứ Nẫu (Ảnh ST)
Đầu tiên, rượu sau khi nấu được đựng trong lu sành hoặc canh. Rót rượu vào một cái ve vòi. Người rót phải cầm ve vòi giơ cao, nghiêng ve vòi tạo thành một dòng chảy như dòng suối. Chảy từ trên cao vào ly rượu, sao cho nghe được âm thanh róc rách. Lúc này, trong ly sẽ sủi bọt lăn tăn khiến ta náo nức muốn uống ngay, không thể chờ thêm được nữa. Lưu ý, không được đổ rượu ra ngoài hay tràn miệng ly. Người uống nâng ly và uống một ngụm hết sạch. Đối với những ai kén rượu hoặc uống lần đầu. Hãy uống từng ngụm nhỏ làm quen, sau hẵng uống nâng đô vì nồng độ rượu rất mạnh.
Giá bán rượu được chia thành 3 loại theo nguyên liệu chính như sau:
Rượu đậu xanh: 150,000 vnd / lít
Rượu nếp: 90,000 vnd / lít
Rượu gạo: 60,000 vnd / lít
Tham khảo thêm: